NÂNG MŨI BẰNG LOẠI SỤN NÀO TỐT?

Nâng mũi bằng loại sụn nào tốt và an toàn là thắc của khách hàng khi nâng mũi vì có rất nhiều chất liệu nâng mũi. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên của các khách hàng.

1. Vai trò của từng chất liệu trong nâng mũi

Phẫu thuật nâng mũi là một trong những xu hướng làm đẹp được ưa thích nhất hiện nay. Chất liệu được sử dụng trong nâng mũi có 2 loại là sụn tự thân và sụn nhân tạo.

  • Sụn tự thân

Sụn tự thân là loại sụn tự nhiên được lấy từ chính cơ thể của người thực hiện. Thông thường, sụn tự thân được lấy ở 4 vị trí sau: Sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn và cân cơ thái dương. Trong đó:

–  Sụn vách ngăn được lấy ở mũi. Đây là bộ phận ngăn giữa 2 lỗ mũi có đặc điểm thẳng hơn so với sụn ở vị trí khác. Điểm nổi bật của sụn vách ngăn là có độ tương thích cao với cơ thể người, giúp mũi thẳng mà không bị cong vẹo.

–  Sụn tai được lấy ở vị trí vành tai, có độ mềm, mỏng vừa phải. Loại sụn này rất thích hợp để cấp ghép vào vùng đầu mũi giúp bảo vệ mũi khỏi bị bóng đỏ, lộ sống và tự nhiên hơn.

–  Sụn sườn có độ chắc khỏe cao. Trong nâng mũi, sụn sườn rất hiệu quả đối với những trường hợp ít sụn vách ngăn. Khi cấy ghép vào, sụn sườn giúp trụ mũi vững chắc hơn.

Ngoài sụn sườn, sụn tai, sụn vách ngăn thì cân cơ thái dương cũng được sử dụng nhiều trong phẫu thuật nâng mũi. Cân cơ thái dương là lớp tế bào mỏng màu trắng, rất dai bọc ở quanh các lớp cơ dưới da ở khu vực thái dương. Cân cơ thái dương thường được lựa chọn vì sụn cân ở đây dày và dễ lấy.

  • Sụn nhân tạo

Hiện nay, có khá nhiều loại sụn nhân tạo được sử dụng làm vật liệu nâng mũi. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sụn silicon định hình thường được làm sẵn gần giống với cấu trúc của mũi ở dạng rắn.

Ưu điểm của sụn nhân tạo là thời gian thực hiện nhanh chóng. Hơn nữa, chất liệu silicon có độ tương thích cao với cơ thể và dễ tạo hình sống mũi phù hợp với tất cả các khuôn mặt khác nhau.

Nói tóm lại, sụn nhân tạo được sử dụng để định hình nâng cao sống mũi. Còn sụn tự thân có vai trò cố định trụ mũi, bao bọc và bảo vệ đầu mũi giúp mũi đẹp tự nhiên đồng thời ngăn ngừa các hiện tượng bóng đỏ, lộ sóng sau khi nâng.

Nâng mũi bằng loại sụn nào tốt?

Sụn nhân tạo mặc dù có đặc điểm mềm dẻo rất dễ định hình lại đa dạng về kích cỡ, có độ bền cao nhưng nó chỉ có tác dụng định hình và nâng cao sống mũi, không thể kéo dài đầu mũi. Bên cạnh đó, trong những trường hợp da mũi mỏng, sau một thời gian sụn nhân tạo tụt xuống sẽ khiến đầu mũi dễ bị bóng đỏ, lộ sóng,..

Còn về sụn tự thân, mặc dù chất liệu này lấy từ chính cơ thể người cần phẫu thuật, độ tương thích 100%, không bị dị ứng hay đào thải. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng quá vào sụn tự thân như nâng mũi 100% bằng sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn).

Bản chất của sụn tai là co rút, còn sụn sườn khi thích hợp nó sẽ phát triển to hơn. Đã có rất nhiều trường hợp thời gian đầu nâng mũi bằng sụn tự thân rất đẹp nhưng sau một thời gian mũi bị nhăn nhúm, biến dạng, dáng mũi không được như ban đầu.

Do đó, bác sĩ có thể sử dụng kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo trong nâng mũi. Theo đó, sụn nhân tạo được đưa vào để định hình và nâng cao sống mũi, sau đó sử dụng sụn tai hoặc cân cơ thái dương để bao bọc đầu mũi.

Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề “Nâng mũi bằng loại sụn nào tốt” và lựa chọn cho mình loại sụn phù hợp nhất!